Nhiều vấn đề nảy sinh khi mọc răng khôn

Lợi bị sưng tấy khi chiếc răng ở vị trí trong cùng mọc khiến không ít người lo lắng. Chúng ta đều biết vị trí trong cùng cung hàm là vị trí của chiếc răng số 8 hay còn gọi là răng khôn. Vậy răng khôn mọc khi nào, phải làm sao là tốt nhất? Dưới đây là những thông tin nha khoa cung cấp!

Nhiều vấn đề nảy sinh khi mọc răng khôn

Thông thường, sau một thời gian mọc, răng khôn bị lệch có thể phát sinh các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu,… do vị trí nằm trong cùng nên rất khó vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, nếu răng mọc hoàn chỉnh khả năng nghiêng sang răng số 7, về lâu dài sẽ khiến chiếc răng này bị nứt, vỡ, gây ảnh hưởng đến ăn nhai.


Tuy nhiên, nếu răng mọc bị lệch nhưng không gây đau bạn không cần phải đi nhổ ngay, có thể sắp xếp thời gian ổn định rồi nhổ ngay sau đó cũng không gây ảnh hưởng gì. Bởi quá trình mọc răng thường diễn ra trong thời gian dài, nếu để răng mọc hoàn chỉnh mới thực hiện nhổ thì việc nhổ răng diễn ra sẽ ổn định hơn.

Khi nào thì nên nhổ răng khôn?

Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, trường hợp phải phẫu thuật để nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Mặt khác một số yếu tố toàn thân và tại chỗ cũng không cho phép can thiệp nhổ răng khôn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.

- Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.

- Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.


- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.

- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.

- Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.

- Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget